Bệnh thủy đậu là gì? Theo Vietnamnet bệnh thủy đậu là bệnh gây lên bởi vi-rút có biểu hiện đặc trưng là ban đỏ rất ngứa, và từng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em.
#cachtribenhthuydau #benhthuydau #dauhieubenhthuydau
bệnh thủy đậu ở bà bầu cần lưu ý gì
Khi mắc bệnh thủy đậu, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa,
nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol.
Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
Bệnh thủy đậu là gì?
Theo Vietnamnet bệnh thủy đậu (chickenpox hoặc varicella)
là bệnh gây lên bởi vi-rút có biểu hiện đặc trưng là ban đỏ rất ngứa,
và từng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em.
Nhưng kể từ khi (những năm 1990) việc tiêm chủng được tiến hành rộng rãi,
bệnh đã trở lên không phổ biến đến nỗi có nhiều bác sĩ chưa bao giờ gặp bệnh này.
Bệnh thủy đậu thường có biểu hiện nhẹ ở trẻ em,
tuy nhiên ở người lớn thường có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như
viêm phổi bội nhiễm (do vi khuẩn)
Những người đã mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch với bệnh suốt đời
(có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh này nữa).
Tuy nhiên, vi-rút vẫn “ngủ đông”/tồn tại ở dạng không hoạt động trong cơ thể,
và sau này nó có thể tái hoạt động để gây ra bệnh zona.
Bởi vì vi-rút thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai
và có thể gây ra dị tật bẩm sinh
cho nên bác sĩ thường khuyên phụ nữ dự định có thai làm xét nghiệm máu
để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.
Triệu chứng bệnh thủy đậu
Trí thức trẻ cho biết, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh,
khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân.
Mụn nước xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân.
Mụn nước cũng có thể lan ra các màng nhầy, đặc biệt là trong miệng và bộ phận sinh dục của trẻ.
Bên cạnh mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn
hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy vùng nổi mụn nước.
Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng,
các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước,
không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh.
Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.
Thủy đậu khi mang thai và những biến chứng nguy hiểm
Đối với những người khỏe mạnh và có sức đề kháng cao,
thủy đậu là một căn bệnh khá lành tính và không để lại biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu, những người có hệ miễn dịch bị suy giảm,
thủy đậu lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như
viêm phổi thủy đậu gây sốt cao, khó thở, ho ra máu hoặc tổn thương hệ thần kinh, não, gan…
Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi,
làm bé có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh.
Biểu hiện của thủy đậu bẩm sinh là những vết sẹo dưới da, đầu nhỏ,
đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển.
– Tam cá nguyệt thứ nhất:
Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ,
nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là khoảng 0,4 %.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai khá cao.
– Tam cá nguyệt thứ hai:
2% thai nhi có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn này.
Nếu mẹ nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì.
– Tam cá nguyệt thứ ba:
Khoảng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh,
nếu mẹ nhiễm thủy đậu, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ khá cao.
Và nguy cơ tử vong của bé trong những trường hợp này lên đến 30%.
Cách xử trí khi bà bầu mắc bệnh thủy đậu
Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà, khi mắc bệnh thủy đậu, thai phụ cần được nghỉ ngơi,
uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol.
Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
Vì nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu, các thai phụ chưa có kháng thể bảo vệ
(chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa trước khi mang thai)
nên dùng varicella zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau khi phơi nhiễm với bệnh.
Việc dùng VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai,
hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh.
Như vậy, việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ
chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Để dự phòng biến chứng trên con nên dùng VZIG cho bé sơ sinh.
Đối với thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi,
nên được tư vấn dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai.
Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus nên ức chế sự phát triển của bệnh.
source: https://kvsulur.org
Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://kvsulur.org/category/suc-khoe/
Để được tìm hiểu thêm và cách trị sẹo do bệnh thủy đậu gây ra bạn hãy tham khảo:
– Dùng kem nghệ trị sẹo có tốt không: https://bit.ly/2SVafKn
– Cách dùng thuốc chống sẹo sau phẫu thuật: https://bit.ly/2Vgb1hO
– Điều trị sẹo rỗ hết bao nhiêu tiền tại Hà nội: https://bit.ly/2E6Klco
– Kem trị sẹo thâm tốt nhất hiện nay: https://bit.ly/2TbYX3J
– Da mặt bị rỗ làm thế nào khắc phục hiệu quả: https://bit.ly/2Epj6ee
– Cách trị sẹo do mụn hiệu quả không hóa chất: https://bit.ly/2ShYacV
– Các trị sẹo rỗ được ưa chuộng nhất: https://bit.ly/2SnSTAR
– Cách trị sẹo thâm lâu năm ở mặt: https://bit.ly/2ShYGrj
– Chi phí trị sẹo rỗ bao nhiêu tiền năm 2019: https://bit.ly/2EodvF1
– Có nên đến thẩm mỹ viện trị sẹo hay không: https://bit.ly/2tDoR1H
– Cách trị sẹo bằng nghệ tươi hiệu quả: https://bit.ly/2U3j9lF